News

Công nghệ nhiệt giúp ngăn chặn nạn săn trộm tê giác tại châu Phi

Công nghệ nhiệt giúp ngăn chặn nạn săn trộm tê giác tại châu Phi

September 29, 2020

This post is also available in: Tiếng Việt (Vietnamese)

Hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn cầu ước tính lên tới 23 tỷ USD mỗi năm, thúc đẩy nạn săn trộm một số loài động vật mang tính biểu tượng và đang bị đe dọa của châu Phi như tê giác. Số lượng tê giác đen châu Phi đã giảm đáng kể trong thế kỷ 20 xuống còn dưới 2.500 con vào năm 1995. Nhờ những nỗ lực bảo tồn bền bỉ trên khắp châu Phi, ngày nay số lượng của chúng đã nâng lên hơn 5.000 cá thể.

rhinos

Kenya chỉ có hơn 700 con tê giác đen, mặc dù đã cố gắng bảo tồn qua nhiều thập kỷ. Những kẻ săn trộm chủ yếu hoạt động vào ban đêm, tại các công viên hoặc khu bảo tồn. Lực lượng kiểm lâm hầu như không có khả năng ngăn chặn chúng, bởi họ thường chỉ được trang bị đèn pin để tuần tra và như thế là không đủ. Để giải quyết thách thức này, Quỹ Động vật hoang dã thế giới (The World Wildlife Fund) đã và đang tiến hành việc trang bị cho các kiểm lâm viên các thiết bị sử dụng công nghệ nhìn ban đêm.

Bắt đầu từ năm 2016, WWF và FLIR Systems đã hợp tác để trang bị cho các kiểm lâm ở Kenya công nghệ nhìn xa ban đêm có thể bảo vệ các kiểm lâm, tê giác và các loài động vật hoang dã khác trong Vườn quốc gia Hồ Nakuru và Khu bảo tồn quốc gia Masaai Mara. Trong hơn 4 năm qua, hơn 250 kẻ săn trộm đã bị bắt và không có con tê giác nào bị săn trộm ở nơi mà ống nhòm đêm FLIR hoạt động.

Được thành lập năm 1978, FLIR là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và phát triển các sản phẩm camera nhiệt. Ngày nay, FLIR System là nhà cung cấp công nghệ an ninh ảnh nhiệt đứng đầu thế giới với đầy đủ giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cho an ninh quốc phòng, trong việc giám sát biên giới, hải đảo. Một số ứng dụng phổ biến đối với hệ thống camera nhiệt của FLIR bao gồm: nhận thức tình huống, ứng dụng bảo mật trên không và dưới đất, giám sát tình trạng, định hướng, nghiên cứu, kiểm soát quá trình sản xuất, tìm kiếm cứu hộ, ngăn chặn ma túy, tuần tra biên giới, biển đảo, an toàn giao thông, giám sát môi trường, hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân, vật liệu nổ và phát hiện các mối đe dọa tiềm tàng. FLIR cung cấp dải sản phẩm camera nhiệt đầy đủ cho các hệ thống an ninh giám sát chủ động tầm xa, từ độ phân giải thường analog đến độ phân giải cao IP nhằm xác định các mối đe dọa cũng như các ứng dụng phân tích hình ảnh nhiệt.

Hình ảnh nhìn qua camera nhiệt
Hình ảnh nhìn qua camera nhiệt

Để đạt được thành công đó, vào năm 2019 WWF và FLIR đã khởi động chương trình Kifaru Rising — một chương trình đầy tham vọng nhằm mở rộng việc sử dụng công nghệ nhiệt để bảo vệ tê giác ở Kenya từ 2 lên 11 công viên và khu bảo tồn. Để hỗ trợ Kifaru Rising (trong tiếng Kiswahili, Kifaru có nghĩa là ‘tê giác’), FLIR đã cam kết chi hơn 3 triệu đô la trong công nghệ nhiệt để giúp bảo vệ tê giác của Kenya. Sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra khiến các nước châu Phi mất gần 55 tỷ USD doanh thu từ du lịch và lữ hành — điều này lại trở nên vô cùng quan trọng để hỗ trợ bảo tồn động vật hoang dã — các công cụ như công nghệ nhìn đêm bằng nhiệt càng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ tê giác và các loài khác động vật hoang dã.

Thí điểm công nghệ nhiệt ở Ol Pejeta Conservancy

Ol Pejeta Conservancy là nơi có quần thể tê giác đen lớn nhất ở Đông Phi. WWF đã chọn Ol Pejeta là một trong những công viên đầu tiên cho chương trình Kifaru Rising và trong suốt năm 2019 và đầu năm 2020, hệ thống cơ sở hạ tầng, năng lượng mặt trời, thiết bị mạng và truyền thông của Cisco đã được thiết lập để hỗ trợ lắp đặt các camera FLIR tầm nhiệt tầm xa dọc theo chu vi của công viên.

Vào tháng 2 năm nay, nhóm công nghệ của WWF đã đến thăm Ol Pejeta để lắp đặt bộ camera FLIR đầu tiên, khởi động hệ thống và đào tạo nhân viên bảo quản cách chăm sóc và sử dụng hệ thống. Sự bùng phát COVID-19 và các hạn chế trong việc đi lại đã làm trì hoãn việc lắp đặt camera FLIR. Tuy nhiên, WWF, Ol Pejeta và các đối tác địa phương đã cố gằng bằng nhiều cách để tiếp tục duy trì dự án.

WWF, FLIR và các đối tác tại Kenya vẫn đang tiếp tục tiếp tục xây dựng dựa trên những thành công của họ để bảo vệ các quần thể động vật hoang dã, môi trường sống của chúng và các cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi nạn săn trộm và đại dịch COVID-19 ở Kenya. Dự án Kifaru Rising đại diện cho việc triển khai quy mô lớn nhất của loại công nghệ nhiệt này và hứa hẹn sẽ giúp quần thể tê giác phát triển mạnh mẽ.

Nguồn: https://www.flir.com/news-center/corporate-news/thermal-technology-promises-to-halt-poaching-of-rhinos/

Tham khảo một số sản phẩm ứng dụng công nghệ nhiệt hàng đầu của FLIR do Công ty CP Đầu tư và Công nghệ HTI đang phân phối tại Việt Nam:

Share
Khôi phục dữ liệu: 092 876 5688
Tư vấn sản phẩm: 098 123 0055