Tin tức

Sập nhà chung cư ở Miami: Những thiết bị nào được ứng dụng để tìm kiếm nạn nhân mất tích?

Sập nhà chung cư ở Miami: Những thiết bị nào được ứng dụng để tìm kiếm nạn nhân mất tích?

July 06, 2021

This post is also available in: English (English)

Sập nhà chung cư ở Miami: ứng dụng các thiết bị bay không người lái, sóng sonar và các công nghệ khác hỗ trợ lực lượng cứu hộ Florida tìm kiếm nạn nhân mất tích

hien-truong-vu-do-nat-toa-nha-chung-cu-12-tang-o-miami
Hiện trường vụ sập tòa chung cư 12 tầng

Các đội tìm kiếm đã sử dụng các thiết bị bay không người lái, hệ thống định vị bằng sóng sonar, micrô có độ nhạy cao và một loạt công nghệ mới để giúp tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập tòa nhà chung cư 12 tầng ven biển Miami ngày 24/6 vừa qua.

Cho đến hết ngày 5/7/2021, 28 thi thể đã được tìm thấy và vẫn còn 117 người bị mất tích.

Một phía của tòa chung cư ở Surfside, Florida, đổ sụp xuống vào khoảng 1:30 sáng (giờ địa phương) trong lúc nhiều người đang ngủ. Trên đoạn video được ghi lại gần đó, trung tâm của tòa nhà dường như đổ xuống đầu tiên, với một phía gần biển nghiêng ngả và đổ sập xuống vài giây sau đó khi một đám mây bụi khổng lồ dường như nuốt chửng khu vực xung quanh.

Những công nghệ hữu ích được ứng dụng cho những vụ sập tòa nhà

Các công nghệ phổ biến nhất được sử dụng để cố gắng xác định vị trí những người sống sót trong đống đổ nát là chó nghiệp vụ và phát hiện âm thanh.

Các thiết bị bay không người lái được trang bị camera và các cảm biến khác được sử dụng để quan sát kỹ vụ sập nhà, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của cuộc tìm kiếm để giúp lực lượng cứu hộ nắm bắt được các khu vực nào là an toàn để tiến vào. Dữ liệu từ điện thoại thông minh và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng có thể cho biết liệu một người mất tích có ở trong khu vực hay không.

Joana Gaia – Giáo sư khoa học quản lý và hệ thống tại Đại học Buffalo, cho biết các nhóm tìm kiếm thường sử dụng radar và tín hiệu vi sóng phản xạ từ vật thể để có thể xác định người và vật thể. Nó tương tự như công nghệ khi ô tô phát ra tiếng bíp cảnh báo khi xe gần va vào một vật gì đó.

Điều đó có thể hữu ích hơn dữ liệu từ điện thoại di động, đặc biệt là khi tốc độ phát hiện và tìm kiếm là điều cốt yếu trong lúc này. Trong các thảm họa, dữ liệu chỉ hữu ích khi nó được đưa ra một cách nhanh chóng.

“Những người ứng cứu, họ làm việc dựa trên tốc độ nhiều hơn là độ chính xác. Khi có dấu hiệu cho biết rằng có một thi thể ở khu vực đó, chúng tôi sẽ không quan tâm tín hiệu chính xác đến mức nào, tôi chỉ cố gắng cứu được người đó.”, cô nói.

Những người cứu hộ ở Miami đang sử dụng các thiết bị nào lúc này?

Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã làm việc suốt đêm với hy vọng phát hiện ra bất kỳ tín hiệu âm thanh nào phát ra từ những người sống sót.

Các đội cứu hộ, bao gồm khoảng 130 lính cứu hỏa làm việc theo đội, đang tiếp cận đống đổ nát từ trên cao và bên dưới để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống.

Các đội tìm kiếm cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp
Các đội tìm kiếm cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp

Họ cho biết đang sử dụng sóng sonar, camera và micrô siêu nhạy. Các lực lượng lân cận đã cử đến các thiết bị bay không người lái của họ và ít nhất một công ty đã vận chuyển một robot từ California để giúp tìm kiếm nạn nhân khi các đội làm việc qua một đường hầm bên dưới tòa nhà.

David Proulx, Phó Chủ tịch phụ trách hệ thống thiết bị không người lái tại Teledyne FLIR, cho biết: “Một khi đã đi được vào khu vực dưới lòng đất, robot sẽ trở nên vô cùng hữu ích. Nó có thể đi đến khu vực này một cách an toàn mà con người không thể.

Lực lượng cứu hộ vẫn sử dụng chó nghiệp vụ đánh hơi để tìm kiếm những người sống sót?

Mark Neveau, cựu chủ tịch FEMA và chuyên gia về thảm họa, cho biết, các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ sử dụng hai loại chó tại hiện trường thảm họa, cả hai đều được huấn luyện để phát hiện mùi của con người. Đầu tiên, những con chó được huấn luyện để nhận biết mùi của người còn sống, nhưng khi chuyển sang hoạt động tìm kiếm khôi phục, chúng sẽ đánh hơi tử thi.

cho-nghiep-vu-tim-kiem-nan-nha
Chó nghiệp vụ dò tìm nạn nhân trong đống đổ nát

Các thiết bị phát hiện các chất hóa học đang được phát triển trong trường hợp không phát hiện được mùi của người, nhưng những thiết bị này vẫn chưa thể thay thế được chó nghiệp vụ. Các thiết bị này giống những phòng thí nghiệm di động có thể phân tích dấu vết hóa học và khí, chúng sử dụng các cảm biến để phát hiện độ ẩm, carbon dioxide hoặc bất kỳ hóa chất nào thải ra qua đường thở, như axeton hoặc amoniac, Gaia của Đại học Buffalo cho biết.

“Nó gần giống như một con chó đánh hơi cơ học có thể được huấn luyện để ngửi những thứ mà chúng ta không thể”, cô nói.

Những công nghệ nào khác có thể hữu ích trong tương lai?

Máy bay không người lái và robot đã được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm, nhưng những máy móc tinh vi nhất có giá thành cao, khó vận chuyển đến hiện trường và hiếm khi nhanh như những người cứu hộ có kỹ năng điều khiển chúng. Điều đó có thể thay đổi khi chúng trở nên thông minh hơn, nhanh hơn và là một phần tiêu chuẩn của các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

Proulx, thuộc Teledyne FLIR, cho biết: “Nó sẽ là một phần của bộ công cụ mà những người phản ứng đầu tiên có. Hoạt động của những máy bay không người lái và robot đó sẽ dần tự chủ hơn. Chúng sẽ độc lập hơn nhiều và hoạt động gần như một người đồng đội chứ không phải là công cụ.”

Hệ thống tìm kiếm nạn nhân sống sót trong đống đổ nát
Thiết bị dò tìm nạn nhân trong đống đổ nát

Một công nghệ khác có sẵn cho những người cứu hộ (nhưng không có ở hiện trường hôm xảy ra thảm họa) là một thiết bị radar siêu âm được phát triển bởi Bộ an ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security) kết hợp với Phòng thí nghiệm của NASA, nó có khả năng quét xuyên qua các tấm bê tông, phát hiện dấu hiệu của nhịp thở và nhịp tim của con người.

Thiết bị này đã từng được chứng minh hiệu quả của nó khi đã cứu sống bốn người sau trận động đất năm 2015 ở Nepal, và nó được sử dụng ở Mexico City hai năm sau đó. Các nhà phát triển cho biết nó có lợi thế hơn so với cảm biến âm thanh, phương pháp phổ biến để phát hiện người bị vùi lấp trong các đống đổ nát, bởi vì các địa điểm thảm họa thường có nhiều tiếng ồn gây nhiễu.

Adrian Garulay, Giám đốc điều hành của SpecOps Group, cho biết: “Tiếng ồn không ảnh hưởng đến chúng tôi và chúng tôi có thể nhìn xuyên qua khói”. Mặc dù thiết bị này có thể xuyên qua 8 inch bê tông rắn, nhưng nó không thể xuyên qua kim loại. Nó sử dụng tín hiệu vi sóng năng lượng thấp có cường độ khoảng một phần nghìn của tín hiệu điện thoại di động và được phát triển từ nỗ lực của NASA trong việc phát triển hệ thống rađiô trên tàu vũ trụ nhỏ với chi phí thấp.

Bài viết tham khảo: Hệ thống dò tìm nạn nhân trong đống đổ nát

Theo dõi Fanpage của HTI để cập nhật thêm nhiều tin tức mới.

Share
Khôi phục dữ liệu: 092 876 5688
Tư vấn sản phẩm: 098 123 0055