This post is also available in: English (English)
Ổ cứng HDD là gì?
Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive: HDD) có thể hiểu là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu điện tử bằng cách sử dụng công cụ từ hóa bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Những tấm đĩa này thường được làm bằng nhôm hoặc thủy tinh gốm có kích thước xác định, trên bề mặt có phủ một lớp mỏng (0,5-0,7μm) vật liệu từ tính.
Đĩa cứng thường được gắn liền với máy tính điện tử để lưu trữ dữ liệu cho dù chúng xuất hiện muộn hơn so với những chiếc máy tính đầu tiên. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đĩa cứng ngày nay có kích thước tỉ lệ nghịch với khả năng lưu trữ dữ liệu. Trong những thiết kế đầu tiên, đĩa cứng chỉ dành cho các máy tính; ngày nay đĩa cứng còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số, điện thoại di động thông minh (SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân và một số thiết bị khác.
Xem thêm: Cấu tạo ổ cứng HDD
Nguyên dân dẫn đến mất dữ liệu trên ổ cứng HDD
Việc mất dữ liệu trên ổ cứng HDD xảy ra khá thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thông thường đây đều là những dữ liệu quan trọng phục vụ cho công việc nên việc lấy lại dữ liệu là vô cùng cần thiết. Các nguyên nhân chính gây ra mất dữ liệu trên HDD được gửi đến Trung tâm có thể kể đến:
- Lỗi vật lý: HDD hỏng do gặp phải các lỗi vật lý như chảy, nổ, ẩm, mốc, chập điện, rơi rớt,… dẫn đến các hiện tượng cắm không nhận, cắm có nhận nhưng không truy cập được dữ liệu,…
- Lỗi do người dùng: xóa nhầm, format nhầm, ghost nhầm, mất dữ liệu sau khi cài lại win,…
- Lỗi do bị virus mã hóa hoặc phá hỏng dữ liệu
Hai lỗi trên là hai lỗi thường gặp nhất khi các khách hàng đến với Trung tâm phục hồi dữ liệu, chiếm hơn 80% các case được xử lý.
Về công cụ khôi phục dữ liệu trên HDD
Với các trường hợp mất dữ liệu đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự sử dụng một số công cụ theo hướng dẫn dưới đây để lấy lại dữ liệu bị mất. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp, không có am hiểu nhiều về máy tính, dữ liệu quan trọng mình khuyên các bạn nên giữ nguyên hiện trạng ổ cứng, không can thiệp vào và mang đến Trung tâm phục hồi dữ liệu uy tín, ở đó họ có các công cụ đầy đủ và chuyên môn cao, đảm bảo toàn vẹn cho dữ liệu của bạn.
Có thể chia các công cụ khôi phục dữ liệu ổ cứng HDD ra làm 3 loại:
– Loại 1: Phần mềm miễn phí
– Loại 2: Phần mềm trả phí (r-Studio, Recuva v.v…)
– Loại 3: Thiết bị cùng phần mềm phục hồi (PC3000, MRT, DFL-PCIe v.v…)
Mỗi loại có khả năng khác nhau tùy theo giá tiền.
– Loại 1: Dùng cho việc phục hồi các tệp tin bị xóa nhầm, shift del.
– Loại 2: Đủ chức năng của loại 1 và có khả năng phục hồi lại các phân vùng bị xóa, ghost nhầm, format v.v…
– Loại 3: Có đủ chức năng của các loại trên; tuy nhiên, nó còn có khả năng làm việc sâu hơn với ổ cứng như: nạp firmware, sao lưu, ghi rom cho PCB, điều khiển các head (đầu từ), việc này rất quan trọng khi làm việc với các ổ cứng bị bad, hỏng firmware, cháy, nổ mạch pcb, hỏng đầu từ.
Về quy trình khôi phục dữ liệu
Tùy theo tình trạng ổ: Ổ cứng hoạt động bình thường và ổ cứng bị lỗi (kêu, cắm không chạy, cháy nổ v.v….) mà mình thực hiện theo các quy trình khác nhau. Tuy nhiên, luôn luôn nhớ rằng: Phục hồi dữ liệu trên ổ cứng thì không được ghi bất cứ dữ liệu nào lên ổ cứng đó trong quá trình phục hồi.
Trường hợp ổ cứng bị lỗi:
Khi cắm ổ cứng mà có phát tiếng kêu, tiếng rít, hay gõ lọc cọc. Việc cần làm ngay là rút nguồn và đóng gói ổ cứng lại cẩn thận. Đem đến các trung tâm phục hồi dữ liệu uy tín (ít nhất phải có PC3000 hoặc MRT). Đừng bao giờ mang ra các cửa hàng tin học hoặc các bệnh viện máy tính vườn. Việc mất dữ liệu vĩnh viễn rất dễ xảy ra nếu các bạn mang ra đây.
Trường hợp ổ cứng hoạt động bình thường:
Trường hợp này các bạn có thể tự xử tại phòng làm việc của mình một cách bình thường. Tuy nhiên có một vài lưu ý: Nguyên tắc của mình là tháo ổ cứng ra khỏi PC, cắm vào HDD box hoặc các Dock HDD đã được cấu hình chỉ đọc. Điều này rất quan trọng vì chỉ một sơ sẩy thì có thể dữ liệu trên ổ cứng có thể mất, bị mã hóa, bị ghi đè nếu máy tính dùng để phục hồi bị nhiễm virus.
Khi đã kết nối ổ cứng vào máy tính dùng để phục hồi, bạn có thể sử dụng một số phần mềm phục hồi dữ liệu (mình khuyên dùng r-Studio bản 8.x) để tiến hành scan ổ, quét các phân vùng đã từng có trên ổ cứng. Sau đó truy cập vào các phân vùng tìm được và phục hồi dữ liệu.
Lưu ý một lần nữa: dữ liệu phục hồi cần phải ghi vào một ổ cứng khác, không được ghi trực tiếp vào ổ cứng cần phục hồi.
Xem thêm: Hướng dẫn phục hồi dữ liệu trên SSD từ chuyên gia
Nếu các bạn gặp các vấn đề về khôi phục dữ liệu, cứu lại dữ liệu cần sự hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ:
TRUNG TÂM PHỤC HỒI DỮ LIỆU – HTI SERVICES
Địa chỉ: Tầng 15 – VP2, Tòa nhà Sun Square, số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline liên hệ: 0928.765.688 / 090.625.0886
Để trao đổi kinh nghiệm, hỏi thêm một số vấn đề về phục hồi dữ liệu, bạn có thể vào fanpage: https://www.facebook.com/htiservices.vn