This post is also available in: English (English)
Đôi khi bạn muốn tạo nên các bản sao những file bí mật, quan trọng ra khỏi hệ thống máy tính hoặc nếu bạn lo lắng về vấn đề an ninh, tài sản bảo mật cao về thông tin thì thiết bị lưu trữ di động dùng bộ nhớ Flash (USB flash disk viết tắt là USB) có thể là giải pháp thích hợp, hữu hiệu thay vì lưu trữ trên ổ cứng HDD hay SSD. Ổ USB flash và các thẻ nhớ như thẻ SD là sự lựa chọn cho trường hợp này.
Bộ nhớ Flash là gì?
Bộ nhớ Flash được hiểu là một kiểu Chip EEPROM (Electrically Erasable Programmable ROM) – là Chip nhớ ghi lại được toàn bộ giữ được nội dung có thông tin lưu trữ khi không có nguồn điện cắm trực tiếp. Chip nhớ Flash thiết kế cơ bản dựa trên mạng lưới gồm những hàng thẳng tắp và những cột đan xen tạo thành các ngăn nhỏ (Cell) mà có 02 Transistor trong cho mỗi điểm giao nhau của cột và hàng.
Bộ nhớ Flash dùng để lưu trữ dễ dàng và nhanh chóng trong máy tính hơn là thiết bị ổ cứng SSD, ứng dụng trong máy ảnh số, thiết bị Game video hiện hành. Có thể hiểu là một thiết bị lưu trữ di động như ổ cứng không dùng lưu tạm thời.
Các trường hợp mất dữ liệu trên USB do xóa nhầm, format nhầm xảy ra khá thường xuyên, hoặc do usb, thẻ nhớ hỏng chip, gãy, cắm không không nhận, không mở được dữ liệu,…
Quy trình khôi phục hồi dữ liệu trên thiết bị lưu trữ ngoài sử dụng chip nhớ Flash (USB flash disk viết tắt là USB)
Trường hợp các USB không thể đọc được dữ liệu, không nhận diện được dung lượng USB hay bị hỏng hoàn toàn, cắm vào hệ thống phân tích phục hồi dữ liệu không có dấu hiệu hoạt động. Cán bộ kỹ thuật phải tiến hành sửa chữa, khôi phục USB để có thể đọc được dữ liệu chứa bên trong. Quy trình thực hiện công tác này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị công cụ, phương tiện tiến hành công tác phục hồi dữ liệu
+ Linh kiện thay thế: thạch anh 12MHz, cầu chì cấp nguồn, đầu cắm USB, v.v…
+ Công cụ hàn mạch, tháo dỡ linh kiện điện tử
+ Phần mềm nạp lại firmware, kiểm tra thông số USB ChipGenius, Check Udisk.
Bước 2: Đánh giá, xác định lỗi
+ Xác định lỗi USB: do phần cứng hay firmware
+ Đánh giá mức độ lỗi, lên phương án sửa chữa USB
Bước 3: Tiến hành sửa chữa USB
+ Thực hiện việc thay thế các linh kiện bị hư hỏng như: thạch anh, cầu chì, cổng cắm USB. Việc thay thế này cần cán bộ điều tra có kinh nghiệm và hiểu biết về mạch điện tử cũng như kỹ thuật hàn điện tử.
+ Thực hiện việc nạp lại firmware nếu xác định lỗi do phần này.
Bước 4: Sao lưu dữ liệu
+ Tiến hành sao chép dữ liệu bằng máy tính chuyên dụng thông qua thiết bị chống ghi ngược T35689iu Forensic Bridge
Việc xử lý cứu dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ ngoài sử dụng chip nhớ Flash đôi khi rất đơn giản (chỉ cần hàn lại mối nối chân USB) nhưng đôi khi cũng rất phức tạp (can thiệp vào controller để truy xuất dữ liệu). Nếu dữ liệu là thực sự quan trọng, hãy mang thiết bị đến HTI Services để kiểm tra đánh giá lỗi và cứu lại những dữ liệu bạn cần.
Xem thêm: Phục hồi dữ liệu ổ cứng trên HDD
Nếu các bạn gặp các vấn đề về khôi khục dữ liệu, cứu lại dữ liệu cần sự hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ:
CHUYÊN GIA PHỤC HỒI DỮ LIỆU – HTI SERVICES
Địa chỉ: Tầng 15 – VP2, Tòa nhà Sun Square, số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline liên hệ: 0928.765.688 / 036.6789.123
Để trao đổi kinh nghiệm, hỏi thêm một số vấn đề về phục hồi dữ liệu, bạn có thể vào fanpage: https://www.facebook.com/htiservices.vn